Nhiều khách hàng của Mái che Việt đã đặt ra câu hỏi: “ Tại sao các cạnh của mái che cánh buồm đều cong?” Cạnh mái che bị cong là do thiết kế như vậy cho đẹp hay do đơn vị chúng tôi tiết kiệm vải,… Lí do tại sao các cạnh mái che cánh buồm không làm thẳng cho đẹp, hay làm thẳng cho nhanh. Sao không làm cạnh thẳng để khi xếp các tấm với nhau không bị hở? Các bạn hãy xem câu trả lời của chúng tôi ở dưới đây nhé.
Mái che cánh buồm phổ biến nhiều hơn ở Việt Nam:
Ngày nay mái che cánh buồm đã phổ biến hơn rất nhiều. Sau thời gian cố gắng, Mái che Việt chúng tôi đã giúp cho người Việt quen với sản phẩm đến từ nước ngoài với chất lượng vải quốc tế. Hiện nay chúng tôi đang cung cấp nhiều sản phẩm dòng này như mái che sân vườn, mái che mỹ thuật, mái che sân thượng, mái che sân trường, mái che nhà hàng, mái che hồ bơi,….
Nhưng câu hỏi chung của khá nhiều khách hàng đặt ra là tại sao làm cạnh mái che cong? Một phần là do tò mò và một số là họ muốn làm cạnh thẳng để khi che ghép các tấm với nhau sẽ không bị hở, không xuyên nắng xuống. Nhưng đây là nguyên tắc khi làm mái che dạng này bắt buộc phải tuân thủ.
Khi thiết kế mái che cánh buồm, các cạnh bên ngoài đều làm theo đường cong. Mục đích là tạo độ căng ở giữa trung tâm tấm vải, để nó không bị chùng xuống. Vì có đường cong ở các cạnh nên các bạn không thể lắp đặt hai tấm mái che cánh buồm cạnh nhau mà trùng nhau 1 đường thẳng và không có khe hở được. Nếu các bạn muốn che hết, không để lọt nắng xuống bên dưới thì yêu cầu phải thiết kế các cánh mái che chồng lên nhau thì mới che phủ toàn bộ được.
- Tại sao các cạnh của mái che cánh buồm đều cong?
Thiết kế đường cong cánh buồm
Trước đây khi thiết kế lắp đặt mái che cánh buồm được thực hiện rất đơn giản. Con người sẽ treo một tấm bạt có các cạnh thẳng với các ống kẹp ở các góc rồi căng lên những khu vực muốn che mát hay các đồ vật muốn che chắn, bảo vệ. Các miếng kẹp góc sẽ được căng tới các điểm cố định. Các cạnh bên ngoài của tấm bạt sẽ được căng chặt. Tuy nhiên phần chính giữa của tấm bạt lại bị chùng xuống, bị gió vỗ mạnh, lắc. Vì vậy người ta đã tính toán và tạo ra đường cong ở các cạnh. Tác dụng của nó là hướng lực vào trung tâm tấm vải bạt để kiểm soát độ căng của vải. Khi căng mái che lên thì chúng sẽ lần lượt thắt chặt phần vải bạt ở trung tâm cánh buồm bóng râm. Tránh cho trường hợp tấm vải bạt mái che bị chùng, chảy xệ hay lỏng lẻo.
Bằng các đường cong của tấm vải bạt mái che giúp mái che cánh buồm được căng đúng cách, vải không bị nhắn, bị chùng vừa nhanh hư lại gây mất thẩm mỹ.
Một số công trình mái che cánh buồm hoàn thiện, tất cả cánh đều cong:
Để được tư vấn chọn các kiểu và thiết kế cho
mình mái che cánh buồm phù hợp. ĐỪng ngại ngần gì mà hãy nhấc máy lên để gọi cho Mái che Việt chúng tôi nhé.